Sáng nay 23.10,ấyphiếutínnhiệmthựcchấmu alpha test 65k point Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp 6 thường kỳ cuối năm và bắt đầu các quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.
Tới nay, dù được tiến hành nhiều lần, theo nhiều quy định khác nhau, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng người dân còn băn khoăn về việc lấy phiếu tín nhiệm. Phó trưởng ban Dân vận T.Ư tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) hồi tuần trước đã gửi gắm mong muốn của người dân là: "Mong việc lấy phiếu tín nhiệm cần thực chất".
Thực tiễn cho thấy nhiều ví dụ sinh động khi nhiều người lúc lấy phiếu tín nhiệm được tín nhiệm rất cao, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó đã bị kỷ luật, thậm chí ra tòa như trường hợp cựu Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng hay cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng... Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai cũng ghi nhận, tổng kết việc thực hiện lấy phiếu thời gian qua cho thấy vẫn còn nể nang, dĩ hòa vi quý, tinh thần phê bình, tự phê bình chưa cao, có biểu hiện "lợi ích nhóm", một số cán bộ đạt phiếu tín nhiệm cao nhưng sau đó lại vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước.
Để lá phiếu tín nhiệm thực chất hơn, Quy định 96 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 96 của QH đã trao cho lá phiếu tín nhiệm nhiều quyền lực hơn khi lá phiếu tín nhiệm đã trở thành cơ sở quan trọng trong đánh giá, quy hoạch, sử dụng cán bộ chứ không còn là thông tin để "tham khảo".
Nhưng "quyền lực" lớn hơn cũng đòi hỏi "trách nhiệm" lớn hơn. Để việc lấy phiếu tín nhiệm thực chất, trách nhiệm của các đại biểu QH là phải thực sự công tâm, khách quan, có cái nhìn thấu đáo, toàn diện với từng người được lấy phiếu và lĩnh vực họ phụ trách. Tránh tình trạng những người "dĩ hòa vi quý", chẳng "động" tới ai thì tín nhiệm cao; còn những người "dám nghĩ, dám làm", dám "động chạm" hoặc phụ trách lĩnh vực "nóng trên mạng xã hội" lại bị tín nhiệm thấp.
Để lá phiếu không mang theo những định kiến chủ quan, thực sự công tâm, khách quan, toàn diện và thấu đáo, nói thì dễ song thực hiện không phải đơn giản. Một số ý kiến cho rằng việc các báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm gửi muộn hơn so với quy định 20 ngày trước kỳ họp, bản kê khai tài sản chỉ được tiếp cận khi kỳ họp khai mạc và việc bố trí lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp khiến đại biểu QH không có nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ một cách "thấu đáo và toàn diện". Theo lãnh đạo Ban Công tác đại biểu - cơ quan chuẩn bị việc lấy phiếu tín nhiệm tại QH, thì các đại biểu chỉ có khoảng 1 ngày rưỡi trong chương trình kỳ họp để nghiên cứu, thảo luận về hồ sơ của 44 người được lấy phiếu tín nhiệm lần này…
Sẽ còn nhiều khó khăn mà các đại biểu phải vượt qua, nhiều khâu kỹ thuật trong quy trình cần được cải tiến, song người dân vẫn mong mỏi rằng, mỗi đại biểu khi cầm trên tay lá phiếu quyền lực phải thực sự công tâm, nói đúng tiếng nói của người dân. Có như vậy, kết quả lấy phiếu mới có thể trở thành căn cứ để khắc phục tình trạng cán bộ uy tín thấp, năng lực kém nhưng vẫn ngồi vững ở vị trí cao, thậm chí vẫn có thể leo lên những vị trí cao hơn. Có như vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm mới có thể thực chất.